![]() |
Tóc thề ở đâu và như thế nào |
Tóc mai là hai lọn tóc con gái mọc dài ra ở hai bên thái dương, từ trên chảy xuống trước hai vành tai của bạn. Và tóc thề cũng chính là cái lọn tóc mai đó. Nhưng tại sao lại gọi là tóc thề, nó có ý nghĩa như thế nào?
Trên các diễn đàn người ta giải thích như sau: Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những bạn trai nghe nói các cô gái có mái tóc thề, tưởng là các cô đã có người yêu, nhưng thực tế nào các cô đã thề thốt cùng ai?
![]() |
Thời nay không ai còn cắt tóc thề nhưng tóc mai thì con gái ai cũng có |
Nguyên xưa, các đôi trai gái yêu nhau hoặc có những đôi đã nên vợ nên chồng, đang mặn nồng đằm thắm bỗng vì một lý do gì đó làm cho tình duyên dang dở, đôi lứa xa nhau. Họ quyết một lòng, dẫu cho sông cạn đá mòn, năm tháng chờ đợi vẫn một lòng thuỷ chung. Trước khi lưu luyến chia tay, họ cắt trao cho nhau một mớ tóc để làm tin và luôn giữ trong mình như kỷ vật. Mớ tóc đó gọi là tóc thề. Chỗ tóc bị cắt đó dần mọc lại và dài dần, mái tóc mới mọc đó gọi là tóc thề. Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: Tóc thề đã chấm ngang vai. Có nghĩa là dăm ba năm sau, chỗ tóc bị cắt cụt đã mọc dài chấm ngang vai rồi vẫn chưa thấy bóng dáng người yêu trở lại. Nên nhớ, thời xưa con trai cũng để tóc dài, cũng búi tóc, và vì vậy cũng có tóc thề.
Sau đó, người ta cãi nhau rằng tóc thề là con gái đã có chồng có người yêu hay chưa có chồng chưa có người yêu. Đúng như đã từng giải thích. Ngày xưa trai gái yêu nhau thường phải đi xa như lên kinh thành ứng thí, đi trận mạc... Và khi chia xa, các đôi trai gái thường hẹn gặp nhau để trao nhau lọn tóc thề. Tức là cô gái sẽ cầm dao hoặc kém cắt bỏ một lọn tóc mai dài của mình để đưa người yêu cầm làm kỷ vật (xem phim có khi cũng gặp cảnh này).
Chỗ tóc bị cụt gọi là tóc thề. Tóc mà chàng trai mang đi cũng là tóc thề. Sau này, người ta gọi chỗ tóc dùng để cắt là tóc thề cũng vẫn được. Bây giờ trai gái yêu nhau thì không cắt tóc thề nữa mà trao khăn tay, trao nhẫn.
Không có nhận xét nào